Quản lý và sử dụng thang máy
1. Đăng ký và cấp phép sử dụng:
Thang
máy đã được lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng phải được đăng ký để được cấp giấy
phép sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Đơn xin đăng ký
của chủ thang máy; Lý lịch thang máy; Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn của
cơ quan có thẩm quyền
Thang máy phải đăng ký lại trong trường hợp cải tạo sửa chữa lớn: Thay đổi các tính năng kỹ thuật cơ bản như trọng tải, vận tốc, số điểm dừng; Thay đổi thiết bị như máy kéo, các cơ cấu an toàn, mạch điện; Thay đổi các chi tiết quan trọng như cáp, xích, bộ treo, ray dẫn hướng; Thay đổi kết cấu và kích thước giếng thang, buồng máy; Khi có sự cố và tai nạn nghiêm trọng.Thang máy phải đăng ký lại khi chuyển sang lắp đặt ở vị trí khác.Khi đăng ký lại, ngoài hồ sơ theo trên đây, phải bổ sung thêm tài liệu kỹ thuật về các nội dung cải tạo, các bản vẽ và thuyết minh mô tả về các thay đổi.Giấy phép sử dụng thang máy được cấp trong các trường hợp sau: sau khi đăng ký thang máy được lắp đặt; trước khi đưa vào sử dụng; sau khi đăng ký lại; sau khi sửa chữa lớn; khi giấy phép hết hạn.Giấy phép sử dụng do cơ quan đăng ký cấp.
2. Kiểm định kỹ thuật an toàn
Để được đăng ký cấp phép sử dụng, thang máy nhất thiết phải qua kiểm định tổng thể kỹ thuật an toàn.Việc kiểm định tổng thể kỹ thuật an toàn do cơ quan có chức năng và thẩm quyền kiểm định kỹ thuật an toàn tiến hành.Kiểm định kỹ thuật an toàn tổng thể thang máy bao gồm các nội dung theo quy trình do cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động ban hành.Kết quả kiểm định được thể hiện trong biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn, kèm vào hồ sơ xin đăng ký cấp phép sử dụng.Thời hạn giữa hai lần kiểm định tổng thể không được quá 5 năm.Thang máy đã đăng ký được cấp phép sử dụng phải được kiểm tra định kỳ.Việc kiểm tra định kỳ do đơn vị bảo trì - bảo dưỡng thang máy tiến hành.Kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung kiểm tra theo quy định của nhà sản xuất.Kiểm tra định kỳ phải thể hiện dưới dạng biên bản vào sổ nhật ký thang máy.Thời hạn giữa hai lần kiểm tra định kỳ không quá 1 năm, không phụ thuộc vào mức độ sử dụng thiết bị nhiều hay ít.
3. Sử dụng:
Chỉ được phép đưa thang máy vào hoạt động khi trạng thái kỹ thuật tốt và đã được đăng ký, cấp giấy phép sử dụng và phải có bản hướng dẫn vận hành an toàn.Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng thang máy theo TCVN 5744-1993.Trong cabin của thang máy phải treo bản nội quy sử dụng, trong đó phải ghi rõ trọng tải cho phép; số người tương ứng; hướng dẫn việc sử dụng thang máy và cách xử ký khi có sự cố. Đối với thang máy chở hàng có người kèm phải treo nội quy an toàn ở các cửa tầng.Khi thang máy ngừng không tiếp tục hoạt động, phải cắt nguồn điện cung cấp.Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa, phải treo biển thông báo tạm ngưng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.Chủ sở hữu thang máy phải bố trí nhân viên chuyên trách quản lý thang máy. Nhân viên chuyên trách phải có hiểu biết cơ bản về thang máy và phải được huấn luện về kỹ thuật an toàn trong vận hành thang máy, và phải thực hiện các nhiêm vụ: Quản lý hồ sơ kỹ thuật cùng với sổ nhật ký theo dõi tình trạng thang máy mỗi kỳ bảo dưỡng, ghi chép đầy đủ các sự cố hỏng hóc vào sổ nhật ký; Đóng cắt điện hàng ngày cho thang máy; Khắc phục các hỏng hóc nhỏ; Khi có những hỏng hóc lớn khiến thang không thể hoạt động tiếp tục thì phải báo cho đơn vị bảo trì, bảo dưỡng đến xử lý; Cứu hộ khẩn cấp khi có sự cố.
4. Bảo trì - bảo dưỡng:
Phải có chế độ bảo trì - bảo dưỡng thường xuyên đối với thang máy.Việc bảo trì - bảo dưỡng thang máy được quy định trong tài liệu kỹ thuật riêng.Thời hạn giữa hai lần bảo trì - bảo dưỡng không được quá 2 tháng.(Theo TCVN6395-1998 - tài liệu được Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn Châu Âu EN-81)